Bên cạnh các ngành sản xuất lớn như thép, xi măng… hiện nay, ngành chiếu sáng ở Việt Nam cũng đang tiêu thụ một khối lượng điện đáng kể. Trong đó, hệ thống đèn giao thông đang tiêu thụ một lượng điện khá lớn, vì thế, hướng quan trọng để tiết kiệm điện chiếu sáng chính là sử dụng những kỹ thuật chiếu sáng mới, công nghệ cao, năng lượng điện tiêu thụ ít hơn nhiều nhưng hiệu quả chiếu sáng không giảm (Better Lighting for Energy Saving). Đó là ứng dụng chiếu sáng bằng công nghệ Led (Light emiting diode). Công nghệ LED được tích hợp với nhiều ứng dụng hơn, giờ đây, nó có thể chiếu sáng như một nguồn sáng chính.
Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, giai đoạn này là giai đoạn cách mạng về nguồn sáng với công nghệ LED. Nguồn sáng của bóng đèn LED đang thay thế dần tất cả nguồn sáng truyền thống hiện nay, kể cả bóng đèn cao áp đang sử dụng phổ biến trong chiếu sáng giao thông.
Trước đây bóng đèn LED vốn được biết đến là công nghệ cao cấp và đắt tiền bởi đa số người tiêu dùng đều chỉ mới nhìn ở góc độ chi phí đầu tư ban đầu, nhưng chưa xét đến những hiệu quả xa hơn, sâu hơn nhờ những tính năng vượt trội của bóng đèn LED như:
-
Hiệu suất phát quang đang tiến triển vượt trội, hiện nay ánh sáng bóng đèn Led đã lớn hơn bóng cao áp cùng tính năng trên 20%.
-
Nhờ tính năng định hướng tốt, các bộ đèn LED được chế tạo chính xác từ những nhà sản xuất danh tiếng sẽ nâng được hệ số sử dụng năng lượng ánh sáng, tăng khả năng tiết kiệm năng lượng thêm ít nhất 10%.
-
Bóng đèn Led là công nghệ điện tử, khác với các nguồn sáng truyền thống, do đó có thể dễ dàng áp dụng các tiến bộ từ công nghiệp điện tử để nâng cao khả năng quản lý, điều khiển các hệ thống chiếu sáng một cách thông minh, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng chung trên 15%.
Chính nhờ những yếu tố trên mà một hệ thống chiếu sáng ứng dụng công nghệ LED có thể làm giảm tổng điện năng tiêu thụ so với hệ thống chiếu sáng cao áp hiện nay trong chiếu sáng giao thông trên 40%, góp phần giảm khí thải nhà kính (CO2), giảm hiện tượng “trái đất nóng dần”, chống lại sự biến đổi khí hậu, tiết kiệm nguồn tài nguyên hóa thạch đang cạn kiệt.
-
Ngoài ra, nguồn sáng LED thân thiện với môi trường sống vì không có chứa tia tử ngoại, hơn nữa nhờ vào tuổi thọ rất cao, vật liệu chế tạo lại không có thủy ngân (Hg), nênbóng đèn LED làm giảm mức độ ô nhiểm môi trường trong suốt thời gian hoạt động cũng như trong quá trình thải hồi và tái chế sau này.
-
Về tính toán tài chính, hiệu quả đầu tư trong một số dự án chiếu sáng giao thông, chúng tôi đã xem xét và mặc dù chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống đèn LED cao, nhưng kết quả thu được cho thấy thời gian hòa vốn giữa hai phương án chiếu sáng với bóng đèn cao áp và với bóng LED từ 3 đến 10 năm, tùy thuộc vào quy mô của dự án. Đó là chưa kể với hiệu quả năng lương vượt trội, chiếu sáng giao thông bằng đèn đường LED còn làm giảm áp lực về nhu cầu đầu tư cho hệ thống năng lượng của quốc gia.
Từ những ưu điểm vượt trội này, công nghệ chiếu sáng bằng LED đang trở thành hướng tiết kiệm năng lượng quan trọng trong chiếu sáng của nhiều quốc gia.
Điển hình như ở Ý, Hàn quốc, và một số quốc gia khác đã sử dụng 100% đèn dường LED trong chiếu sáng giao thông. Đồng thời, có rất nhiều khoản đầu tư lớn đang được chi cho nghiên cứu và cải tiến LED để tăng độ sáng của đèn và hạ giá thành.
Song, nếu nói đến tiết kiệm năng lượng một cách vĩ mô, thì ứng dụng công nghệ LED trong chiếu sáng giao thông có lẽ là phương pháp tối ưu nhất, cho chiến lược lâu dài. Vì vậy tương lai của nguồn sáng Led – tiết kiệm năng lượng thân thiện môi trường phụ thuộc vào tầm nhìn của các nhà hoạch định chiến lược, các cơ quan cấp cao, các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và sự mạnh dạn thay áo mới cho hệ thống chiếu sáng giao thông cả nước.
Gửi bình luận của bạn